Những năm gần đây, hợp đồng điện tử nước ngoài được nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam ứng dụng vào ký kết giao dịch xuyên biên giới. Hợp đồng điện tử giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và có cơ hội tiếp cận với khách hàng quốc tế tiềm năng.
1. Hiện trạng sử dụng Hợp đồng điện tử với giao dịch nước ngoài hiện nay
Theo thông tin từ báo Đảng Cộng Sản, thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng ký kết hợp đồng điện tử vào các giao dịch xuyên biên giới, xuất nhập khẩu với các đối tác tại các quốc gia phát triển trên thế giới từ rất lâu trước đây.
Trong 3 năm vừa qua, thế giới cũng như Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh COVID-19 khiến các hoạt động giao dịch thương mại với nước ngoài cũng bị gián đoạn. Do đó, ngày càng có thêm nhiều doanh nghiệp dần chuyển đổi từ hợp đồng giấy truyền thống sang sử dụng hợp đồng điện tử.
Theo thống kê của Bộ công thương vào năm 2001, có 33% doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng điện tử nước ngoài trong hoạt động thương mại. Việc ứng dụng hợp đồng điện tử nước ngoài không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian mà còn giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng.
Điển hình như Tập đoàn Công nghệ Bkav cho biết, họ đã tiết kiệm được 70% chi phí in ấn, chuyển phát và rút ngắn 50% thời gian cung cấp sản phẩm cho khách hàng kể từ khi sử dụng hợp đồng điện tử.
Theo thống kê của Bộ Công thương, có 33% doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử nước ngoài trong năm 2021
Đặc biệt, hợp đồng điện tử nước ngoài giúp các doanh nghiệp dễ dàng giao dịch, ký kết dù ở bất kỳ đâu hay trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Hợp đồng điện tử sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thiên tai,... Nhờ những lợi ích mà hợp đồng điện tử mang lại, trong năm 2022, Ủy ban quốc gia về Chuyển đổi số đã có Quyết định số 27/QĐ-UBQGCĐS về Ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2022 với mục tiêu thúc đẩy tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt 50%.
Có thể bạn quan tâm: Giải đáp chi tiết về tính pháp lý của hợp đồng điện tử
2. Sử dụng Hợp đồng điện tử nước ngoài có tính pháp lý không?
Hợp đồng điện tử nước ngoài có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng truyền thống. Ủy ban Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) đã ban hành Luật mẫu về chữ ký điện tử của vào ngày 5/7/2002. Luật mẫu này chính là tiền đề quan trọng để các quốc gia trên thế giới xây dựng luật về hợp đồng điện tử phù hợp với đất nước mình.
Luật mẫu về chữ ký điện tử của UNCITRAL gồm 12 điều khoản quy định về các nội dung cơ bản như nguyên tắc tương đương chức năng, nguyên tắc không phân biệt và trung lập về công nghệ, công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, điều kiện để chữ ký điện tử có giá trị pháp lý,... Việc công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử đồng nghĩa với việc công nhận tính pháp lý của hợp đồng điện tử nước ngoài.
Dựa trên cơ sở của Luật mẫu về chữ ký điện tử, Chính phủ nước ta cũng đã ban hành Hành lang pháp lý để hướng dẫn và bảo vệ quyền lợi cho công dân Việt Nam. Cụ thể, Điều 9 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP công nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại nếu đủ điều kiện về tính toàn vẹn của thông tin, chữ ký điện tử được cung cấp bởi tổ chức chứng thực chữ ký số hợp pháp.
Trục phát triển hợp đồng điện tử được ban hành nhằm hỗ trợ các bên tra cứu, kiểm tra, lưu trữ thông tin hợp đồng
Bên cạnh đó, Bộ công thương ban hành Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam (www.CeCA.gov.vn) giúp các doanh nghiệp, cá nhân kiểm tra, xử lý, lưu trữ thông tin hợp đồng. CeCA cũng hỗ trợ các bên thứ 3 (ngân hàng, cơ quan thuế, cơ quan giải quyết tranh chấp,...) tra cứu, xác thực giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử. Tính đến thời điểm tháng 6/2022, hiện đã có 17 đơn vị gửi hồ sơ đề nghị cấp đăng ký, trong đó có 6 đơn vị khảo sát và tích hợp với Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam .
3. Kinh nghiệm sử dụng Hợp đồng điện tử nước ngoài
Có thể thấy hợp đồng điện tử nước ngoài đang được ứng dụng mạnh mẽ trong thời đại kinh tế số. Thế nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp e dè chưa tiếp cận với hợp đồng điện tử bởi những lo ngại về đối tác, khoảng cách địa lý, tính xác thực, bảo mật,... Dưới đây là một số kinh nghiệm thực hiện hợp đồng điện tử nước ngoài mà doanh nghiệp, cá nhân có thể tham khảo:
- - Tìm hiểu kỹ về đối tác: Trước khi đàm phán ký kết hợp đồng điện tử nước ngoài, các cá nhân, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về đối tác để có thể đánh giá mức độ tin cậy.
- - Tìm hiểu các điều luật về hợp đồng, chữ ký điện tử: Việc nắm rõ quy định của pháp luật giúp doanh nghiệp, cá nhân thực hiện hợp đồng đúng luật, đảm bảo giá trị pháp lý.
- - Lựa chọn bên thứ 3 uy tín, hợp pháp: Bên thứ 3 trong hợp đồng điện tử nước ngoài có thể là nhà cung cấp mạng, chứng thư số, nhà cung cấp chữ ký điện tử,...
Hiện nay, tại Việt Nam có khá nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ hợp đồng điện tử, trong số đó VNPT eContract do tập đoàn VNPT phát triển được kỳ vọng là tạo nên cuộc cách mạng trong giao kết thương mại. VNPT eContract được xem là giải pháp giúp các doanh nghiệp giảm 80% chi phí là thời gian ký hợp đồng.
VNPT eContract cung cấp giải pháp hợp đồng điện tử có tính bảo mật cao
Các dịch vụ của VNPT eContract đều nhận được đánh giá an toàn bảo mật theo đánh giá của Open Application Security Project. VNPT eContract có độ bảo mật cao nhờ tính năng luôn yêu cầu xác thực khi truy cập và ghi lại nhật ký truy cập.
Bên cạnh đó, VNPT eContract cho phép các bên xác minh được danh tính người ký kết hợp đồng điện tử thông qua giấy tờ nhân thân như CMND/CCCD và ảnh chân dung làm bằng chứng ký kết. VNPT eContract cũng sử dụng công nghệ blockchain để lưu trữ dữ liệu an toàn, tin cậy và minh bạch.
Tìm hiểu thêm:
- - Ý nghĩa của hợp đồng điện tử đối với các doanh nghiệp, tổ chức
- - 6 lợi ích tuyệt vời hợp đồng điện tử mang lại cho doanh nghiệp
Nếu bạn quan tâm tới phần mềm hợp đồng điện tử VNPT eContract hay có bất cứ câu hỏi nào về hợp đồng điện tử nước ngoài,vui lòng liên hệ hotline 1800 1260 để được tư vấn tận tình nhất.