Điện toán đám mây tại Việt Nam đang được sử dụng trong nhiều tổ chức từ doanh nghiệp tới các cơ quan Nhà nước. Điện toán đám mây (ĐTĐM) đang thể hiện được lợi ích lớn cho các tổ chức, đặc biệt trong đại dịch Covid-19. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cụ thể hơn về thực trạng phát triển ĐTĐM tại Việt Nam hiện nay.
1. Thị trường phát triển điện toán đám mây ở Việt Nam
ĐTĐM đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là trong đại dịch Covid-19. Theo thông tin từ buổi tọa đàm "Thúc đẩy điện toán đám mây Made in Vietnam" được tổ chức bởi Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) và báo điện tử VietNamnet ngày 24/11/2020:
- Thị trường ĐTĐM Việt Nam đạt khoảng 133 triệu USD (tương đương khoảng 3.200 tỷ đồng).
- Tính đến năm 2020, Việt Nam có khoảng 27 trung tâm dữ liệu (IDC) của 11 doanh nghiệp trong nước đầu tư, 270.000 máy chủ trên khắp cả nước.
- Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam mới chiếm được 20% thị phần của thị trường, 80% còn lại là các doanh nghiệp nước ngoài.
- Những nhà cung cấp dịch vụ chủ yếu trên thị trường là VNPT, Viettel, FPT VNG.
- Năm 2020, đại dịch covid-19 đã tạo nên 1 cú hích thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của thị trường ĐTĐM tại Việt Nam tăng lên 40% - trích lời ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó cục trưởng Cục An toàn thông tin.
Xu hướng chuyển đổi số, số hóa trong nhiều lĩnh vực của đời sống đã khiến cho thị trường ĐTĐM tại Việt Nam trở nên sôi động hơn. Theo báo cáo, trong giai đoạn 6 năm từ 2010 - 2016, thị trường đã có những bước phát triển như sau:
- Thị trường ĐTĐM của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng đạt 64.4% và trở thành 1 trong những quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất khối ASEAN. - Mức bình quân của cả khối năm 2018 là 49,5%.
- Năm 2018, Việt Nam xếp vị trí 14 trong bảng xếp hạng về độ phủ dịch vụ ĐTĐM khi đạt 41/100 điểm.
- Năm 2019, doanh thu từ dịch vụ ĐTĐM mang lại 200 triệu USD, tăng trưởng trên 30%.
Hiện nay, ĐTĐM đã và đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống như công nghệ thông tin, tài chính - ngân hàng, giáo dục, du lịch khách sạn,... Nhiều cơ quan Chính phủ cũng đã lựa chọn mô hình ĐTĐM để xây dựng Chính phủ điện tử/Chính quyền điện tử, như: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Văn phòng chủ tịch nước.
Một số khách hàng tiêu biểu đang sử dụng dịch vụ VNPT Cloud
Xem thêm: Ưu điểm & Nhược điểm của điện toán đám mây - Có nên dùng?
2. Vẫn còn những khó khăn nhất định
Thị trường ĐTĐM ở Việt Nam đang có tốc độ phát triển mạnh, tuy nhiên vẫn còn có nhiều khó khăn thách thức về:
- Năng lực xây dựng hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ với hệ thống hiện đại như các doanh nghiệp lớn của nước ngoài.
- Dịch vụ ĐTĐM còn nhiều điểm yếu như thiếu các sản phẩm ứng dụng trong hệ sinh thái đám mây để tối ưu chi phí và hoạt động cho khách hàng.
- Xây dựng niềm tin vào chất lượng dịch vụ, độ mật cao
- Cạnh tranh với các nhà cung cấp nước ngoài lớn như Amazon, Google,...
- Thiếu tính liên kết chặt chẽ giữa các nhà cung cấp trong nước để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Bên cạnh những khó khăn thách thức kể trên, thì ĐTĐM tại Việt Nam vẫn có những lợi thế như:
- Chi phí băng thông rẻ hơn so với các nhà cung cấp nước ngoài.
- Có khả năng hỗ trợ khách hàng ngay lập tức, 24/7
- Chính phủ và nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã sớm nhận thức và đưa ra nhiều kế hoạch phát triển kết hợp công nghệ AI và ĐTĐM.
VNPT đã đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, trung tâm dữ liệu lớn để phát triển ĐTĐM tại Việt Nam
3. Tương lai phát triển điện toán đám mây tại Việt Nam
Điện toán đám mây tại Việt Nam đang có nhiều bước phát triển vượt bậc so với các kỳ trước. Đại dịch Covid-19 đã giúp nhiều doanh nghiệp nhận ra những lợi ích to lớn mà ĐTĐM mang lại, giúp họ có thể vận hành ngay trong giãn cách xã hội.
Theo báo cáo ở trên thì ở Việt Nam hiện tại đã có 39% thị trường đã triển khai sử dụng ĐTĐM, 19% đã bị thuyết phục và lên kế hoạch ứng dụng, 25% thị trường đang trong quá trình tìm hiểu. Về phía các nhà cung cấp dịch vụ, tại Việt Nam hiện đang có 11 đơn vị và con số này sẽ còn tăng trong tương lai. Bởi vì, thị trường Việt Nam đang được đánh giá là có tiềm năng lớn nhưng chưa được khai thác hết.
VNPT là 1 trong những nhà cung cấp ĐTĐM hàng đầu tại Việt Nam với nhiều ưu điểm vượt trội
Trên thị trường ĐTĐM hiện nay, VNPT đang được đánh giá là 1 nhà cung cấp uy tín. VNPT Cloud đã đạt Chứng nhận nền tảng điện toán đám mây an toàn do Cục An toàn thông tin - Bộ TT&TT trao tặng. Những ưu điểm vượt trội của VNPT CLoud có thể kể đến như:
- 5 trung tâm dữ liệu lớn tại 3 thành phố lớn của đất nước: Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM
- Cung cấp đa dạng các loại Dịch vụ: IaaS, Private Cloud, PaaS, SaaS,... đáp ứng được nhu cầu của nhiều doanh nghiệp.
- Cho phép khách hàng sử dụng dịch vụ theo nhu cầu (On-demand).
- Tính co giãn nhanh chóng, dễ dàng.
- Tính bảo mật cao với công nghệ bảo mật nhiều lớp từ ảo hóa tới vật lý.
- VNPT Cloud có đội ngũ nhân sự hỗ trợ kỹ thuật chất lượng cao
VNPT Cloud được nhận chứng nhận điện toán đám mây an toàn do Bộ TT&TT trao tặng
Xem thêm: Ứng dụng tuyệt vời của điện toán đám mây trong thực tiễn
Như vậy, điện toán đám mây tại Việt Nam đang có nhiều biến tích cực, nhiều doanh nghiệp đã nhận thấy được lợi ích mà mô hình này mang lại. Đồng thời, các nhà cung cấp ĐTĐM tại Việt Nam đang từng bước cải tiến hạ tầng và chất lượng dịch vụ để đáp ứng tốt nhất cho người dùng và cạnh tranh được với nhiều doanh nghiệp lớn của nước ngoài.
VNPT CLoud là dịch vụ điện toán đám mây do VNPT cung cấp. Nếu khách hàng quan tâm tới dịch vụ, vui lòng liên hệ Hotline 1800 1260 để được tư vấn chi tiết nhất.